A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vững tin, vững bước chào đón năm mới 2024

“Vững bước” - Chương trình Chính luận đặc biệt của Kênh VTC1, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC với thông điệp mỗi một người cần vững tâm, vững trí để bước qua những thách thức hậu đại dịch và hướng đến năm 2024 một cách vững vàng hơn. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Chương trình bao gồm 3 phần: Chông chênh, Vững tin và Vững bước với thời lượng khoảng 60 phút. Ở mỗi phần của chương trình, những thông điệp ý nghĩa được truyền tải thông qua nhiều hình thức khác nhau đã thu hút nhiều khán giả truyền hình quan tâm, chú ý theo dõi.  Các khách mời đặc biệt trong chương trình cũng là điểm nhấn đặc sắc: Ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ KHCN, Ông Phan Đức Hiếu – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Ông Đào Nhật Đình – Thành viên thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Nguyễn Hoàng Bảo Đại – ‘Nhạc sĩ AI”, Bùi Xuân Trường (Double 2T) - Quán quân cuộc thi Rap Việt 2023.

Mở đầu chương trình là hành trình đi qua những phần chông chênh của năm 2023 của Việt Nam bên cạnh đó cũng có nhiều bước chân mang theo nhiều niềm tin để tất cả chúng ta vượt qua những khó khăn của 2023 hướng đến 2024 với nhiều niềm hy vọng và thành tựu mới. 2023 COVID-19 chính thức không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Cả nhân loại bước ra khỏi đại dịch với những cơn “dư chấn” khó quên để sắp xếp và ổn định lại cuộc sống bình thường. Giống như những đoạn đường đời có lúc bằng phẳng nhưng cũng có không ít đoạn gập ghềnh, con người vào thời điểm nào đó trong cuộc đời sẽ phải đối mặt, song nếu có những “điểm tựa” con người sẽ tìm được cách để tiếp tục tiến lên phía trước.

Ông Đào Nhật Đình – Thành viên thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam lý giải vấn đề an ninh năng lượng

Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục bấp bênh do gặp những “cơn gió ngược” từ hệ quả của đại dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng như tình trạng lạm phát cao và kéo dài. Chưa bao giờ việc điều hành nền kinh tế lại có nhiều quyết định chưa có tiền lệ như năm 2023. Và, những “phác đồ” chuẩn đã được đưa ra: Đầu tiên là ngành ngân hàng thực hiện chủ trương của Chính phủ cấp cứu hàng ngàn doanh nghiệp đang sắp ngạt vì đói vốn, khan vốn và tê liệt đơn hàng; Với bất động sản, hàng loạt biện pháp khẩn được đưa ra như hoãn giãn nợ qua thông tư 02,03 của Ngân hàng Nhà nước, đàm phán với nhà đầu tư giãn thời gian trả lãi, nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp cho các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành; Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ lãi suất điều hành; Hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 15,6 nghìn tỷ đồng sau 4 tháng giảm 2% thuế VAT; Hàng trăm gói vay cả trăm ngàn tỷ lãi suất thấp, hàng loạt cuộc đối thoại được mở ra tại các tỉnh thành, tất cả những cơ chế tốt nhất đều sẵn sàng dành cho doanh nghiệp; Cung tiền ra thị trường, bất động sản cựa quậy, chứng khoán hồi phục nhẹ; Du lịch, dịch vụ tăng tốc phục hồi; Các đơn hàng được nối lại; Người dân có thêm niềm tin và động lực để vững bước vượt qua năm 2024, chuẩn bị cho một tâm thế tốt nhất cho năm 2024.

Chương trình nhấn mạnh những nỗ lực vươn lên của Việt Nam nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế: Thực hiện đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Trong 9 tháng đầu năm 2023, khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, tăng 3,38% (cập nhật), tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, tăng 6,3% (cập nhật) so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi; Tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp đã khởi sắc khi đơn hàng được nối những tháng cuối năm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết