A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người'

Một dự án hàng trăm tỷ đồng trong khuôn khổ siêu thành phố thông minh Cyberjaya đã thất bại khiến ngành công nghệ Malaysia gặp khó khăn lớn.

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người' - Ảnh 1.

Viên ngọc bị ‘vùi’ giữa thung lũng Silicon

Vào tháng 8 năm 2022, nhà sáng tạo nội dung Aqlan Rosli (24 tuổi) đã chia sẻ một video trực tuyến ghi lại cảnh anh đi bộ qua Malakat Mall, một trung tâm mua sắm có nhiều cửa hàng hiện đại cùng khu ẩm thực đa dạng nhưng lại không có một vị khách nào. “Có rất nhiều cửa hàng đẹp, trang trí bắt mắt nhưng lại chẳng có ai đến xem”, anh nói.

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người' - Ảnh 2.

Nội thất của Malakat Mall

Video của Aqlan đã thu hút hơn 2.000 lượt bình luận, bao gồm nhiều bình luận từ người dân địa phương. Họ nói rằng trung tâm mua sắm vắng vẻ vì các cửa hàng bán những sản phẩm quá đắt đỏ.

Những người khác thì nói rằng không có lý do hay nhu cầu nào để ghé thăm nơi này cả. Chính bởi vậy, giữa đại lộ thung lũng Silicon của Malaysia, Malakat Mall bị ví như một trung tâm mua sắm “ma” hoang vắng.

Vào cuối tháng 11, một người dân (gọi tắt là T) đã đi từ Singapore đến Cyberjaya để tự mình kiểm chứng thực trạng của trung tâm mua sắm này. T tự hỏi liệu Malakat có thực sự trống rỗng như trong video của Aqlan hay không, hay tình cờ anh ấy đi ngang nó vào một ngày “tồi tệ”?

Aqlan đã nói với T rằng mình làm video và đăng lên Tiktok vì cảm thấy những người ở trung tâm thương mại quá “đáng thương”. “Tôi biết cảm giác buồn như thế nào khi kinh doanh mà không có khách. Sau khi video của tôi nổi tiếng trên mạng, nhiều người đã ghé thăm Malakat Mall nhưng chỉ sau một tháng, mọi thứ lại trở về xuất phát điểm”, Aqlan nói.

Trung tâm mua sắm “số nhọ”

Malakat Mall lớn hơn những gì mà T tưởng tượng. Nó có ba tầng và bán đầy đủ mọi thứ, bao gồm quần áo đến sách truyện cho trẻ. Malakat có khoảng 48 kiot nhưng hơn nửa không có ai thuê.

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người' - Ảnh 3.

Bên trong trung tâm thương mại Malakat

Nội thất bên trong của trung tâm thương mại rất đẹp với ánh sáng tự nhiên và hành lang trắng tinh tế. Tuy nhiên Malakat không đem lại cảm giác là một trung tâm thương mại mà giống một thư viện hơn. Các nhân viên trò chuyện nhỏ nhẹ, ngoài âm thanh của người Hồi giáo đang cầu nguyện, trung tâm thương mại này im lặng như chốn không người.

T không thấy ai mua sắm trong các cửa hàng cả. Hầu hết những người anh gặp ở đây đều là quản lý. Cũng có một số ngoại lệ như cửa hàng tạp hóa bày bán sản phẩm nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Có một số ít người đang mua sản phẩm tại đây.

T đã hỏi vài người dân lý do họ “thờ ơ” với Malakat Mall. Một người dân giấu tên đã nói rằng do Malakat quá gần D'Pulze - trung tâm mua sắm duy nhất có “tất tần tật” mọi thứ trong thành phố mà chỉ cách đây 5 phút đi xe. Vì vậy, tại sao họ lại phải vào Malakat trong khi D'Pulze có tất cả.

Để tìm hiểu sâu hơn, T đã gặp chủ sở hữu của trung tâm mua sắm Malakat, doanh nhân Fadzil Hashim. Fadzil sở hữu một số doanh nghiệp tại Malaysia, trong đó có một trường quốc tế Hồi giáo. Theo lời kể, Malakat khai trương rất long trọng vào tháng 3 năm 2020. Thời điểm đó, 9 cửa hàng đã mở cửa nhưng đã có hơn 6.000 người ghé thăm. Lúc ấy trung tâm thương mại phải thuê 500 nhân viên.

Nhưng 4 ngày sau khi Malakat khai trương, Malaysia rơi vào tình trạng phong tỏa kéo dài hàng tháng do đại dịch. Trung tâm mua sắm đã phải vật lộn để trở lại đúng hướng kể từ đó.

Fadzil cho biết, ông và các đối tác đã chi trả 9 triệu USD (hơn 211 tỷ đồng) để phát triển Malakat mà không có khoản vay nào. Hai năm kể từ khi trung tâm thương mại mở cửa lần đầu tiên, nó vẫn chưa hòa vốn. Malakat đạt doanh thu 3,86 triệu USD (hơn 90 tỷ đồng) và 5,68 triệu USD (hơn 131 tỷ đồng) trong hai năm đầu hoạt động, nhưng số tiền đó “chưa đủ”.

Abdul Ghafur, một kiến trúc sư chuyên nghiệp và nghệ sĩ chuyên về tranh nghệ thuật Hồi giáo đã kinh doanh tại trung tâm thương mại kể từ khi nó mở cửa. Các bức tranh của Abdul được bán với giá lên tới 10.215 USD (hơn 240 triệu đồng) nhưng anh cho biết công việc kinh doanh rất tệ và khó để duy trì. “Nơi đây rất hiếm khách và khó bán những bức tranh đắt tiền”, Abdul nói.

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người' - Ảnh 4.

Abdul Ghafur Haji

Hay ở gần cửa hàng tranh của Abdul có một nhà hàng Thái Lan, nổi tiếng với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và có trạng thái “đang hoạt động” trên Google Reviews. Tuy nhiên một trong những nhân viên của Fadzil nói với T rằng nó đã đóng cửa vĩnh viễn. Điều này đã phản ánh tình trạng kinh doanh thê thảm của Malakat.

Nhưng T cũng đã phát hiện ra một điều kỳ lạ khi nhìn vào nội thất bên trong của nhà hàng Thái Lan đó. Dụng cụ nhà bếp được chất đống trong một góc và hàng tá chai nước giải khát chưa sử dụng được xếp cạnh nhau. Đây giống như khung cảnh chủ sở hữu và nhân viên bỏ đi một cách nhanh chóng và vội vàng.

Dự án “đắt đỏ” trở thành “nhà ma”

Malakat Mall nằm trong khu vực CBD Perdana 3 (gần 56.000 m2) - khu vực thuộc sở hữu của công ty bất động sản Setia Haruman có trụ sở tại Thung lũng Silicon Cyberjaya.

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người' - Ảnh 5.

Một bãi đất trống ở CBD Perdana

Đi sâu vào bên trong, ngay gần trung tâm thương mại Malakat, 14 sân vận động bóng đá và các dãy cửa hàng đều đã đóng cửa. T đã đi hết tầng 1 của khu vực lân cận và cơ sở kinh doanh duy nhất đang hoạt động là một trường mẫu giáo.

Dự án hàng trăm tỷ thành ‘nhà ma’, khu vực start-up kỳ lân biến thành trường mẫu giáo, doanh nghiệp làm ăn khấm khá cũng ‘bỏ của chạy lấy người' - Ảnh 6.

Nhiều doanh nghiệp đóng cửa ở CBD Perdana 3

CBD Perdana 3 từng được kỳ vọng sẽ trở thành một khu vực trung tâm với nhiều văn phòng lớn và đơn bị kinh doanh. Nhưng sau 16 năm, nơi đây gần như bị bỏ hoang hoàn toàn. Có thể nói, Malakat Mall không phải là trung tâm mua sắm “ma” duy nhất ở Cyberjaya - quần thể thành phố thông minh từng được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Malaysia. Nguyên nhân của “sự sụp đổ” này đến nay vẫn chưa được lý giải.

Thành phố thông minh giờ chỉ là quá khứ

Cyberjaya được xây dựng vào năm 1997, là sản phẩm trí tuệ của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad. Theo giám đốc tài chính của đội ngũ xây dựng Cyberjaya, chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố này lên tới 700 triệu USD (16,4 nghìn tỷ đồng).

Sau nhiều năm, Cyberjaya vẫn không được các startup "kỳ lân" hay văn phòng của những công ty công nghệ lớn tới “chọn mặt gửi vàng”. Thay vào đó, khu đô thị này lại trở thành địa điểm có giá thuê mềm cho người dân và họ được hưởng chi phí sinh hoạt thấp. Song song là các trung tâm thương mại bị bỏ hoang. Khu vực CBD Perdana 2 cũng tương tự CBD Perdana 3, hiện nay còn rất nhiều đất trống.

Có lẽ không chỉ “viên ngọc” Malakat Mall mà ngay cả Cyberjaya, thành phố được kỳ vọng là sân chơi mới của các công ty công nghệ Malaysia đều đã thất bại hoàn toàn. Sự phát triển trong tương lai của dự án này vẫn là một dấu chấm hỏi.

Tham khảo: SCMP


Nguồn:https://cafebiz.vn/du-an-hang-tram-ty-thanh-nha-ma-khu-vuc-start-up-ky-lan-bien-thanh-truong-mau-giao-doanh-nghiep-lam-an-kham-kha-cung-bo-cua-chay-lay-nguoi-176230104135758718.chn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan