A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: HỘI THẢO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

 Triển khai Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát

 Triển khai Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014-2020 và Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 1/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với một số cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn: “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và Thách thức” .

Chương trình được thiết kế nhằm tạo ra một diễn đàn đa chiều, trao đổi và thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển thương mại nói chung và thương mại bán lẻ hàng hóa và dịch vụ nói riêng. Bên cạnh đó, các chủ đề về hậu cần thương mại, vận chuyển, kho bãi và bảo mật cũng như các xu thế mới trên thế giới tác động đến thị trường bán lẻ tại Việt Nam cũng sẽ được thảo luận.

Diễn đàn dự kiến tổ chức tại Khách sạn Daewoo Hà Nội từ 8h00’- 12h00’ ngày 18/5/2016 (Thứ tư) với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu đến từ các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan thông tấn báo chí.

Mục đích – Ý nghĩa:

  • Gắn nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; tập trung phát triển mạnh một số ngành sản xuất ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ để cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển một số ngành có khả năng lan tỏa, nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển;
  • Tiếp tục mở cửa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; thu hút sự tham gia tích cực của người dân và các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân trong nước và ngoài nước để huy động tối đa và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội;
  • Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách, tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin có chất lượng, tháo gỡ các khó khăn, rào cản cho phát triển của doanh nghiệp, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành;
  • Bảo đảm hoạt động thương mại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường trước sự tác động của thị trường thế giới; góp phần kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng;
  • Tích cực triển khai quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu… Thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết