A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sony bất ngờ trở thành nạn nhân của… chính mình

Nếu bạn ra cửa hàng điện thoại và mua một chiếc iPhone, hay một chiếc điện thoại Android, bạn vẫn có thể là một fan Sony. Và bạn đang góp phần khiến công ty đau đầu!

Sony chính là nhà cung cấp CMOS cho Apple iPhone 11 Pro

Có thể nói, mảng khó khăn nhất của Sony hiện nay là cảm biến camera -  đây cũng là mảng mang lại nhiều lợi nhuận cho Sony, chỉ đứng sau PlayStation. Cảm biến camera của Sony đang phải chật vật với chính thành công của mình.

Samsung đang như một "ngôi sao sáng" trên các chuỗi cung ứng, từ panel Samsung Display, đến mảng bán dẫn, bộ phận pin. Sony cũng có một câu chuyện thành công tương tự, đó là mảng bán dẫn chịu trách nhiệm về chip máy ảnh, một bộ phận rất quan trọng trên smartphone.

Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất điện thoại đều có những chiến lược làm thương hiệu riêng cho camera, không kể tính năng nhiếp ảnh trên smartphone như thế nào, song nhiều hãng có cùng nguồn cung cấp chip máy ảnh. Sony là một trong những trường hợp thành công nhất, đang cung cấp CMOS cho Apple iPhone 11 Pro. Mặc dù các thiết bị có phần mềm và tinh chỉnh riêng, song cảm biến cốt lõi đều đến từ dây chuyền sản xuất của Sony.

Với số lượng camera ngày càng gia tăng trên một thiết bị, đó lại là thách thức với Sony. Thật vậy, giám đốc bộ phận Terushi Shimizu của Sony đã thừa nhận công ty có kế hoạch vận hành dây chuyền sản xuất liên tục trong suốt kỳ nghỉ lễ. Ngay cả khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu vẫn rất khó khăn.

"Chúng tôi phải xin lỗi khách hàng vì chúng tôi không thể sản xuất đủ", Shimizu nói. Sony Semiconductor hiện chỉ đứng sau PlayStation khi xét về số lợi nhuận mang về cho Sony. 86% doanh thu của Sony đến từ cảm biến hình ảnh.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Sony có kế hoạch mở một cơ sở sản xuất mới ở Nagasaki, Nhật Bản, mặc dù vậy, cơ sở này sẽ không sẵn sàng đi vào sản xuất cho đến tháng 4/2021. Trước thời điểm đó, chi tiêu vốn sẽ gấp đôi trong năm tài chính này.

Điều đó không chỉ giúp tối đa hóa sản xuất mà còn phát triển các loại cảm biến mới, vì Sony cố gắng đi trước cả nhu cầu khách hàng. Time-of-Flight, hay ToF, là một ví dụ. Camera ToF bao gồm một cảm biến sử dụng tia laser nhỏ để phát ra ánh sáng hồng ngoại. Ánh sáng này sẽ chiếu tới bất cứ vật thể hoặc người nào ở phía trước máy ảnh và phản xạ trở lại cảm biến. Khoảng thời gian ánh sáng cần để phản xạ lại sẽ được tính toán và chuyển thành thông tin về khoảng cách có thể sử dụng để tạo bản đồ chiều sâu.

Camera ToF có thể trở thành công nghệ hấp dẫn như thực tế tăng cường, và các nhà sản xuất ứng dụng trông chờ đưa đồ họa số vào các cảnh trong thế giới thực. Apple được cho là đã sẵn sàng trang bị khả năng ToF cho các mẫu iPhone mới phát hành vào cuối năm 2020. Ngoài ra, công nghệ cảm biến tương tự có thể được áp dụng cho kính thực tế tăng cường, như kính thông minh của Apple được đồn đại bấy lâu.

Cùng lúc đó, có vẻ cuộc đua megapixel đã ngừng lại, vì máy ảnh điện thoại thông minh đã đạt đến một đỉnh cao nhất định và cuộc đua pixel đã được thay thế bằng những cuộc đua về ống kính, zoom và thuật toán chụp ảnh.

Theo Slashgear, trí tuệ nhân tạo có thể là một giải pháp. Tháng trước, Sony công bố họ đang thành lập một bộ phận mới trên toàn cầu, Sony AI, nhằm khám phá cách tận dụng các công nghệ học máy, mạng lưới thần kinh và các công nghệ khác để cải thiện các lĩnh vực kinh doanh của hãng. Một trong ba bộ phận chính dự kiến ​​sẽ mang lại lợi nhuận chính là cảm biến và hình ảnh.

Hoàng Lan

Theo ICTNews


Nguồn:brandx.com.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...